Khắc phục các lỗi phức tạp nhưng lại thường xuất hiện khi sử dụng máy tính

Thứ năm - 22/12/2022 21:56 0
Bài viết này giúp bạn nhận diện và xử lý các lỗi thường gặp nhất trong Windows 10 và 11, gần như bất kỳ lỗi nào cũng có thể xử lý bằng những công cụ sẵn có trong Windows như: System utilities and troubleshooters, advanced booting, Command Prompt, Control Panel…
Khắc phục các lỗi phức tạp nhưng lại thường xuất hiện khi sử dụng máy tính
1. Ứng dụng không phản hồi
Khi một ứng dụng không phản hồi, không còn có thể thao tác trên màn hình, các ứng dụng có biểu hiện như này thường do lỗi quá nhiệt CPU hoặc các vấn đề về bộ nhớ.
Để xử lý trong trường hợp này, bạn đóng ứng dụng bằng cách sau:
Dùng tổ hợp phím Ctrl + Alt + Del sau đó chọn Task manager hoặc Nhấn tổ hợp phím Win + R sau đó nhập Taskmgr.
Nhấn chuột phải vào ứng dụng cần tắt và chọn End task

2. Lỗi màn hình xanh (Blue Screeen Errors)
Lỗi này thường xuất hiện do xung đột giữa phần mềm, phần cứng của hãng thứ ba, mã nguồn Windows hoặc lỗi bộ nhớ.
Mỗi lỗi màn hình xanh đều có 01 mã lỗi hiển thị trên màn hình dưới dạng "0x000000xyz.", mã lỗi này cũng có thể xem bằng cách mở Event Viewer (nhần tổ hợp Win + R sau đó nhập Eventvwr.exe hoặc Eventvwr.msc

Cách tốt nhất để sửa những lỗi này là sử dụng aka boot Windows advanced startup menu theo đường dẫn “Settings -> System -> Recovery -> Advanced Startup -> Restart.
Sử dụng một trong các tùy chọn sau:
  • Uninstall Updates: thông thường, màn hình xanh bị gây ra bởi trình khiển thiết bị hoặc phần mềm của hãng thứ ba.
  • System Restore: Khôi phục hệ thống về thời điểm trước khi bị xảy ra lỗi.
  • Startup Repair: Sử dụng nếu bạn có công cụ xử lý.
  • Factory Image Restore:Khôi phục về cài đặt gốc của hãng Microsoft, chỉ sử dụng khi đã áp dụng mọi biện pháp mà không khôi phục được.

Phụ thuộc vào nguồn mã lỗi, các lỗi sau cũng là nguyên nhân gây ra lỗi màn hình xanh. 3. Lỗi ổ đĩa cứng HDD/ SSD
Các lỗi liên quan ổ đĩa cứng có thể do ổ đĩa bị ngắn mạch, phân mảnh dữ liệu hoặc tổn thương vật lý.
Để kiểm tra tình trạng đĩa cứng, hãy thực hiện như sau:
- Mở Command Prompt (chế độ Administrator), sau đó nhập lệnh wmicnhấn OK sau đó nhập diskdrive get status. Nếu câu trả lời là OK thì ổ đĩa không có lỗi vật lý và xử lý sẽ dễ dàng hơn rất nhiều.

- Với bất kỳ lỗi ổ đĩa cứng nào thì bạn cũng nên sử dụng lệnh Chkdsk để kiểm tra toàn diện hơn tình trạng đĩa cứng. Câu lệnh sẽ là chkdsk C:/f/x/r hoặc chkdsk D:/f/x/r.

Quá trình này Windows sẽ thực hiện quét toàn bộ hệ thống tập tin, nếu không thấy báo lỗi bạn nên dùng công cụ System File Checker.
Khi bạn sử dụng lệnh sfc/cannow, nó sẽ sửa, thay thế các tập tin hệ thống và các driver bị lỗi.
 

Sau đó thực hiện lệnh DISM theo trình tự như sau:
  • DISM /Online /Cleanup-image /scanhealth
  • DISM /Online /Cleanup-image /restorehealth

4. Các lỗi Registry
Các lỗi về Registry trong Windows 10 hoặc 11 thường rất khó để phát hiện và xử lý. Các tốt nhất để bảo vệ Registry là vô hiệu hóa dịch vụ của các ứng dụng không phải của Windows trong quá trình sử dụng.
- Mở tiện ích “System Configuration” từ thanh tìm kiếm hoặc nhập msconfig trong menu RUN.
- Chọn mục Services và tích chọn “Hide all Microsoft services”.

- Tích chọn và vô hiệu hóa các dịch vụ phầm mềm của các hãng thứ ba. Sau khi khởi động lại máy tính, hệ điều hành sẽ khởi động ở trạng thái "sạch sẽ" nhất.

- Các lỗi DLL trong Registry cũng có thể tìm thấy bằng công cụ Registry Editor. Để mở tiện ích này bạn dùng lệnh Regedit
Tìm chính xác đường dẫn đến bất kỳ lỗi phần mềm nào và tạo giá trị khóa Dword (32-bit) mới.

Nguyễn Anh Chiến

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây