Chuyển đổi số - thay đổi từ tư duy nhận thức

Thứ ba - 10/08/2021 03:21 0
Ngày 31/12 hằng năm được chọn là Ngày chuyển đổi số của tỉnh Thái Nguyên, địa phương đầu tiên trên cả nước có sự kiện ý nghĩa này bắt đầu từ việc xây dựng và ban hành Nghị quyết chuyên đề về Chương trình chuyển đổi số. Đây là quyết tâm chính trị, thể hiện sự nhanh nhạy, kịp thời nắm bắt thời cơ của toàn Đảng bộ, chính quyền, các lực lượng xã hội và người dân tỉnh Thái Nguyên để mở ra những cơ hội phát triển mới trong công tác quản lý của chính quyền các cấp, hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, phương thức sống, làm việc của người dân, là bước đi phù hợp với xu thế của đất nước, khu vực và thế giới.
Chuyển đổi số - thay đổi từ tư duy nhận thức
      Trong 6 tháng đầu năm 2021, Chương trình chuyển đổi số được triển khai đồng bộ, kịp thời, linh hoạt, sáng tạo và đạt được nhiều kết quả tích cực. UBND tỉnh đã ban hành Kế hoạch số 80/KH-UBND ngày 20/4/2021 về chương trình chuyển đổi số tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2021-2025, với 37 nhiệm vụ trên 03 trụ cột: kinh tế số, xã hội số và chính quyền số; kế hoạch tổ chức phong trào thi đua “Thái Nguyên đẩy mạnh chương trình chuyển đổi số” giai đoạn 2021-2025. Các cơ quan, đơn vị, địa phương triển khai ứng dụng công nghệ thông tin đáp ứng yêu cầu quản lý, điều hành. Ra mắt Trung tâm Điều hành thông minh (IOC), xây dựng và đưa vào sử dụng ứng dụng nền tảng công dân số “C-ThaiNguyen” giúp cung cấp các chức năng hỗ trợ cho người dân,doanh nghiệp sử dụng các dịch vụ công ích và phản ánh toàn diện các hoạt động kinh tế- xã hội trên địa bàn tỉnh; lắp đặt, tích hợp hệ thống camera giám sát các khu vực  giãn cách xã hội, các cơ sở cách ly tập trung, cơ sở y tế, các trạm kiểm dịch với trên 300 camera kết nối với hệ thống giám sát tập trung quốc gia phục vụ công tác phòng, chống dịch Covid-19. Thực hiện thành công các cuộc vận động bầu cử trực tuyến đảm bảo phòng, chống dịch Covid-19 qua hệ thống hội nghị truyền hình của tỉnh.
     Để tiếp tục phát huy những kết quả đã đạt được, giúp công tác chuyển đổi số của tỉnh đi vào cuộc sống một cách thiết thực, bên cạnh việc thực hiện đồng bộ các nhiệm vụ, giải pháp đề ra tại Nghị quyết số 01/NQ-TU cần chuyển đổi tư duy và nhận thức của mỗi các nhân, tổ chức; từng bước đưa công nghệ số vào mọi hoạt động của mỗi cá nhân và tổ chức như: Sử dụng điện thoại thông minh; học trực tuyến; cung cấp và sử dụng dịch vụ công trực tuyến; khám chữa bệnh từ xa; phát triển thương mại điện tử, kết nối đưa nông lâm thủy sản, các sản phẩm thế mạnh của tỉnh lên sàn giao dịch điện tử; sử dụng hệ thống truyền thanh truyền thống kết hợp trí tuệ nhân tạo (AI) để phát bản tin, tuyên truyền….
      Triển khai thực hiện tốt 100% dịch vụ công trực tuyến mức độ 4. Tăng cường tuyên truyền, hướng dẫn, hỗ trợ người dân, tổ chức sử dụng dịch vụ công trực tuyến để người dân, tổ chức tiếp cận, làm quen và tin tưởng với hình thức nộp hồ sơ trực tuyến, thay đổi dần thói quen nộp hồ sơ theo hình thức truyền thống. Cán bộ, công chức, viên chức trên địa bàn tỉnh phải tích cực sử dụng dịch vụ công trực tuyến khi có nhu cầu thực hiện thủ tục hành chính.
      Để thực hiện được các mục tiêu đề ra, ngay từ bây giờ, các ngành, các cấp cần căn cứ Nghị quyết của Tỉnh ủy và Kế hoạch của UBND tỉnh, xây dựng chương trình hành động, cụ thể hóa các nhiệm vụ, giải pháp nhằm triển khai thực hiện Nghị quyết và Kế hoạch đã đề ra. Ưu tiên nguồn lực để thực hiện các hoạt động chuyển đổi số và bố trí ngân sách để đưa công nghệ số vào mọi mặt của đời sống.
 

Ngọc Quỳnh

Tổng số điểm của bài viết là: 1 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 1 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây